Căng da bụng khi mang thai

Lượt xem: 5618

CÂU HỎI

Xin chào bác sĩ Bệnh viện Á Âu! tôi xin thắc về việc mang thai, mong được bác sĩ tư vấn. Mọi người thường ăn nhiều hơn sau giai đoạn thai nghén. Tuy nhiên, đối với tôi – đã trải qua hơn 5 tháng những vẫn không ăn được gì cả, bụng lại căng cứng, da thì căng ra tạo thành các vết rạn, bởi vì thế nên mỗi bữa tôi cũng chỉ ăn được 1 chén cơm thôi.

Dù da bụng và bụng tôi bị căng nhưng tôi không có cảm giác đau gì cả, tôi xin hỏi bác sĩ là tôi có bị gì bất ổn không? có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và làm sao để tôi có thể ăn nhiều hơn, xin chân thành cám ơn bác sĩ

tư vấn căng da bụng khi mang thai

tư vấn căng da bụng khi mang thai

TRẢ LỜI

Trước tiên bạn cần đi khám tại các bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện chuyên khoa để xác định bụng co căng cứng do nguyên nhân nào, chế độ dinh dưỡng không liên quan đến vấn đề này . Sau khi xác định được nguyên nhân bạn sẽ được tư vấn để thấy hết hay giảm co cứng.

Riêng ăn uống, về nhu cầu dinh dưỡng của thai kỳ các tháng cuối tăng cao hơn so với quý đầu. So với khi không có thai, bạn cần ăn thêm 2 bát cơm mỗi ngày kèm theo thức ăn hợp lý. Tuy vậy, nếu khi ăn bạn thấy ậm ạch thì nên:

– Ăn các thức ăn chế biến mềm như phở, cháo, súp và chia làm nhiều bữa.

– Ăn thức ăn giàu năng lượng như fomat, uống sữa (kẻ cả sữa đậu nành) hoặc ăn thức ăn nhiều dầu mỡ như thịt có mỡ, vừng, lạc, bơ. Điều lưu ý nữa là bạn nên thay đổi món ăn và cách chế biến để gây cảm giác thèm ăn. Bạn có thể ăn thêm các loại trái cây có thể cung cấp năng lượng và vitamin như chuối, bơ, sầu riêng, mít và các loại khác.

– Các loại thực phẩm cung cấp can xi và vi chất như cá, cua, tôm, nhuyễn thể (ngao, sò, ốc, hến, trùng trục…) vừa là nguồn cung cấp chất đạm và là nguồn cung cấp chất khóang tốt như can xi, kẽm, đồng, Selen…giúp trẻ có khung xương vững chắc, phát triển chiều cao và tăng miễn dịch.

(Lưu ý: không ăn trứng ngỗng 1 quả/bữa vì lượng đạm và chất béo quá tải dẫn tới khó tiêu và tăng đào thải can xi do lượng chất đạm cao hơn nhu cầu/1 bữa)

Chúng tôi cũng có lời khuyên về tư thế sinh hoạt hàng ngày của bạn

Khi bạn ở tư thế nằm, cơ bụng và cơ thắt lưng được thư giãn.

Khi bạn ở tư thế đứng, để giữ cho cột sống đứng thẳng, một số cơ thắt lưng và cơ bụng phải co để giữ tư thế này, nên sờ vào không thể mềm như tư thế nằm, tuy nhiên chỉ là cảm giác chắc hơn chứ không căng cứng.

Mang thai từ tháng thứ 7 trở đi, thỉnh thoảng có những cơn gò sinh lý, đặc điểm của cơn gò tử cung sinh lý là không đau, không đều, thỉnh thoảng xuất hiện và thai vẫn máy tốt.

Do đó nếu bụng bạn căng cứng thường xuyên thì bạn nên tái khám lại để xác định là cơn gò sinh lý hay có nguyên nhân nào khác.

Nếu sau khi “thiên thần bé nhỏ” của bạn đã ra đời, bụng bị nhăn nheo và rạn nứt, bạn có nhu cầu làm đẹp thì hãy đến bệnh viện chúng tôi nhé! Chúc bạn có sức khỏe tốt cho một thai kỳ.

BỆNH VIỆN THẨM MỸ Á ÂU

Email : [email protected]
Website : https://cangdabung.vn
Hotline : 0906.82.70.700902.400.2690901.32.82.70
Địa chỉ : 32D Thủ Khoa Huân, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM.

Tại sao nên chọn BVTM Á Âu?

  •   Bệnh viện được Bộ Y Tế cấp phép.
  • Đội ngũ bác sĩ lành nghề trong và ngoài nước
  • Có phòng vô trùng, phòng xét nghiệm
  • Quy trình điều trị khép kín, an toàn

Ý KIẾN PHẢN HỒI